Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Trẻ tư duy tốt hơn khi buồn và sáng tạo tốt hơn khi vui vẻ


Những trẻ em hạnh phúc dễ trở thành thi sĩ, họa sĩ vì óc sáng tạo được phát huy khi tâm trạng vui vẻ, trong khi những em hay buồn bã có xu hướng trở thành kế toán.

Các nghiên cứu trước đây với người lớn cho thấy, những người lớn trong tâm trạng vui vẻ thực hiện các bài kiểm tra tư duy kém hơn những người vừa trải qua cảm giác buồn bã. Để tìm hiểu những tác động tương tự ở trẻ em, các nhà khoa học của trường Đại học Đại học Plymouth (Anh) đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu với những trẻ em ở độ tuổi từ 6 - 11.

Cuộc nghiên cứu đầu tiên của họ được tiến hành với 30 trẻ em ở độ tuổi 10-11. 
Họ cho 15 em nghe một bản giao hưởng vui Eine Kleine Nachtmusik của thiên tài âm nhạc Mozart, còn 15 em kia nghe bản giao hưởng buồn Adagietto của nhạc sĩ Gustav Mahler (Áo). 
Trong lúc nghe nhạc, các tình nguyện viên chơi một game mà trong đó các em tìm kiếm các hình không gian đặc biệt. Kết quả thu được là nhóm nghe bản giao hưởng vui mất nhiều thời gian tìm kiếm hơn nhóm nghe nhạc buồn.


Cuộc nghiên cứu thứ hai được thử nghiệm với với 61 trẻ em ở độ tuổi 6-7. Thay vì nghe nhạc cổ điển, các em được xem ba bộ phim gồm: Jungle Book của Walt Disney (ca nhạc vui nhộn và nhảy múa), The Last Unicorn (được đánh giá là không buồn không vui) và một trường đoạn buồn trong bộ phim hoạt hình The Lion King (Vua sư tử). Sau đó các nhà khoa học yêu cầu cả ba nhóm chơi trò chơi chọn hình không gian như thử nghiệm trước. Kết quả cho thấy nhóm xem phim ca nhạc vui nhộn mất nhiều thời gian trong việc chọn hình hơn hai nhóm còn lại. Nhóm xem phim hoạt hình Vua sử tử chọn hình nhanh nhất.

Lý giải cho điều này, các chuyên gia, tâm trạng có thể tác động trực tiếp tới khả năng nhận thức của con người. Trong tâm trạng vui vẻ con người hiếm khi đặt câu hỏi cho những thứ mà họ nhìn thấy, trong khi đó cảm giác buồn kích thích quá trình phân tích, xử lý thông tin tới từng chi tiết của não. Tương tự, những người đang hưng phấn thường tập trung vào niềm vui của họ nên có xu hướng bỏ qua các chi tiết.


Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này không "ghét" trẻ con hạnh phúc, vì vậy những cha mẹ có điều kiện cho con cuộc sống đầy đủ, sung sướng không nên băn khoăn. Những nghiên cứu trước đây và nghiên cứu này của các nhà khoa học Anh chỉ ra rằng: Những trẻ em hạnh phúc dễ trở thành thi sĩ và họa sĩ vì óc sáng tạo được phát huy khi tâm trạng vui vẻ, trong khi những em hay buồn bã và cáu giận có xu hướng trở thành kế toán.
........................................
Website: kidslife.com.vn
Hà Nội: 
- 106/8B Hoàng Ngọc Phách  - Láng Hạ - Đống Đa | Tel: 04.32484895
TP.HCM:
- 213A Hùng Vương - P9 - Q5 | Tel: 08.62612118
- N06 Chung cư K26 Dương Quảng Hàm - P7 - Q. Gò Vấp | Tel: 08.62528855

Càng tiếp xúc với nhiều màu sắc trẻ càng thông minh hơn


Trẻ được sống trong gian phòng có màu sắc đẹp chỉ số IQ cao hơn, có tính sáng tạo hơn. Trong gian phòng có gam màu tối chỉ số IQ của trẻ thấp và phản ứng chậm chạp hơn.

Trẻ dưới 4 tháng tuổi đã thể hiện gu màu sắc của mình. Một số trẻ có thái độ hứng khởi với một màu duy nhất, trong khi những em khác lại thích vài màu.

Tiến sĩ Anna Franklin ở Phòng thí nghiệm Surrey Baby (Anh) đã tiến hành nghiên cứu hơn 250 trẻ sơ sinh về khiếu màu sắc. Franklin đã sử dụng một số kỹ thuật test để xác định cách trẻ nhìn màu sắc và thái độ với một màu ưa chuộng. Một trong số kỹ thuật đó là cho bé nhìn cùng một màu nhiều lần, sau đó chuyển sang một màu khác và quan sát xem màu thứ hai có thu hút sự chú ý của trẻ. Một kỹ thuật khác là sử dụng thiết bị camera chuyên dụng để theo dõi chuyển động mắt của trẻ, để xem màu nào trong hai màu đặt cạnh nhau được trẻ nhìn nhiều nhất.
"Nếu nhìn màu xanh da trời nhiều lần, trẻ sẽ phản ứng với nó theo cùng một cách nhìn một lúc thì quay đi. Nhưng khi ông đổi sang màu xanh lá cây, trẻ tỏ ra phấn khích hơn và lại bắt đầu tập trung ngắm nghía. Điều này cho thấy khả năng phân biệt màu sắc của trẻ, nghĩa là bộ não hiểu rằng "các màu xanh da trời" thực chất chỉ là một màu", Franklin phân tích.


Khi các màu được đặt thành từng cặp, trẻ sơ sinh có xu hướng nhìn màu xanh, đỏ, tía và da cam nhiều nhất, trong khi màu nâu và xám là ít nhất. Các em cũng ít khi nhìn màu nâu trước khi nó nằm cạnh những màu khác, chứng tỏ đây là màu không hấp dẫn trẻ. Trẻ được sống trong gian phòng có màu sắc đẹp như xanh nhạt, vàng nhạt, màu cam, chỉ số IQ cao hơn bình thường, trẻ mẫn cảm và có tính sáng tạo hơn. Trong gian phòng với màu sắc khó coi như đen, trắng, nâu, chỉ số IQ của trẻ thấp hơn, phản ứng chậm chạp hơn.


Nếu cha mẹ biết con thích màu nào nhất, họ sẽ sơn phòng riêng của trẻ và mua đồ chơi, quần áo có màu đó. Tuy nhiên, "tốt nhất là cho trẻ tiếp xúc với màu sắc đa dạng để phát triển hoàn hảo", Franklin nói.
............................................
Website: kidslife.com.vn
Hà Nội: 
- 106/8B Hoàng Ngọc Phách  - Láng Hạ - Đống Đa | Tel: 04.32484895
TP.HCM:
- 213A Hùng Vương - P9 - Q5 | Tel: 08.62612118
- N06 Chung cư K26 Dương Quảng Hàm - P7 - Q. Gò Vấp | Tel: 08.62528855

Mẹo để phòng bé gọn gàng


Một công việc "kinh khủng" muôn đời của các bà mẹ là quát tháo con cái dọn dẹp đồ chơi và sách vở trong phòng chúng. Một vài mẹo nhỏ để công việc bớt "nặng nề".

Phân vùng hoạt động
Có thể chia hoạt động của trẻ thành 2 khu vực chính: học và chơi. Dành những chiếc thùng đựng đồ chơi ở riêng khu vực chơi, gắn liền với một khoảng trống để trẻ bày trò. Còn tại nơi học là những chiếc giá sách gắn liền với bàn học. 



Đánh dấu mọi thứ
Thùng, kệ, ngăn kéo... Hãy đánh dấu chúng bằng các sticker ngộ nghĩnh với các lời chú thích dí dỏm, chẳng hạn "kho báu của hòang tử Bin", "vườn bách thú của Tít"... Bằng cách này, tụi trẻ sẽ thêm hào hứng để cất đồ vào giỏ.


Dễ dàng để lấy
Đừng vì quá tiết kiệm diện tích mà đặt đồ chơi của trẻ em lên những chiếc kệ cao. Bọn trẻ sẽ dễ làm đổ hoặc rơi đồ vào đầu khi cố gắng lấy hộp Lego trên cao. Hãy đặt chúng ở vị trí thấp, trong vùng tiếp cận dễ dàng của trẻ.


Xếp lịch dọn dẹp cụ thể
Quy định bọn trẻ phải dọn dẹp phòng vào một giờ nhất định trong ngày: sau khi đi ngủ, hoặc trước khi ăn tối.
Bỏ bớt
Ít nhất hai lần một năm, hãy dọn nhừng đồ chơi quá cũ, quá độ tuổi bé để cất đi hoặc đem tặng bạn bè, đem làm từ thiện. Hãy cho bé đi cũng đến các nơi đó để bé học cách chia sẻ niềm vui với mọi người.

Băn khoăn chuyện ngủ chung hay riêng với con

10 tuổi nhưng bé Hoàng Minh vẫn nhất quyết đòi ngủ chung với bố mẹ. Cũng vì chuyện này mà bố mẹ cậu đã bao phen ngượng chín mặt vì con. Dở khóc dở cười vì ngủ chung. 

Ngày mới sinh được cậu quý tử Hoàng Minh, hai vợ chồng chị Mai mừng lắm. 
Đương nhiên, cu cậu là trung tâm của gia đình và nhận được sự chăm sóc yêu thương cả ngày lẫn đêm của bố mẹ. 
Thấm thoát đã 10 năm, cu Minh giờ 10 tuổi. Nhận thấy con trai đã lớn và hai vợ chồng cần có khoảng riêng tư, chị Mai sắp xếp một phòng nhỏ bên cạnh làm chỗ ngủ cho con. Thế nhưng, chỉ sau một đêm ở riêng, cậu con trai đã nằng nặc đòi quay về ngủ với bố mẹ với lý do: Ngủ một mình vừa sợ lại buồn vì không có ai nói chuyện. 
Vậy là vợ chồng chị Mai lại chịu cảnh cậu con to đùng nằm giữa đùa nghịch cho đến khi ngủ thiếp đi. Đến lúc đó, vợ chồng mới rón rén “tâm sự riêng”. Thế mà vẫn có khi cả hai ngượng chín mặt khi cậu con “tố” với bà ngoại trong bữa cơm là “tối qua mẹ đè lên người bố để bắt nạt”. 


Trái với tư duy của vợ chồng chị Mai, Ngọc Hòa mới sinh con gái khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, cô cương quyết để bé ngủ ở phòng riêng. Mặc cho bố mẹ và chồng khuyên can, Hòa lý luận: “Phải tập cho con thói quen sống văn minh của người phương Tây”. Đây cũng là nguyên nhân khiến gia đình Hòa xảy ra nhiều cuộc cãi vã. 

Trẻ sơ sinh nên ngủ chung với bố mẹ 

Xung quanh vấn đề này, BS. Phạm Ngọc Thanh, BV Nhi Đồng I cho biết: “Theo thống kê, có khoảng 35-40% trẻ em ở độ tuổi 2-5 và 15-19% trẻ em ở độ tuổi 6-9 ngủ chung với cha mẹ. Thói quen này tùy theo văn hóa của các quốc gia. Tại Nhật, 26% trẻ em ngủ chung với cha mẹ. Con số này ở các nước phương Tây là 6%. 

Ngoài ra còn có yếu tố xã hội như gia đình ly dị, cha hoặc mẹ đi làm đêm hoặc làm việc xa nhà, khiến cho trẻ ngủ với một phụ huynh hiện diện trong nhà. Trẻ ngủ chung giường với bố mẹ Tuy nhiên, tại Việt Nam hầu hết trẻ sơ sinh đều ngủ chung với bố mẹ. Đây cũng là một thói quen có lợi. Bởi, ngoài yếu tố thời tiết và thói quen sinh hoạt khi còn nằm trong bụng mẹ của trẻ, trẻ sơ sinh được ngủ chung với cha mẹ sẽ cảm thấy an toàn và được yêu thương, được bú mẹ theo nhu cầu, sự gắn bó tình cảm mẹ - con càng thêm chắc chắn. Cùng đó, phương pháp chăm sóc da kề da (nghĩa là cơ thể mẹ áp sát cơ thể trẻ) rất cần cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. 

Tuy nhiên, để trẻ ngủ chung với cha mẹ quá lâu sẽ tạo cho trẻ thói quen quá gắn bó với mẹ nên khó có cơ hội tập sống tự lập và trưởng thành về mặt tình cảm. Trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi hành vi nghiện thuốc lá, rượu hoặc những chất gây nghiện khác từ cha mẹ. Trẻ chứng kiến những bất đồng ý kiến, thậm chí những hành vi bạo lực của cha mẹ có thể gặp sang chấn tâm lý. 
Ngoài ra, trẻ sống trong sự quan hệ thân mật giữa vợ chồng có thể bắt chước những hành vi kích dục của người lớn. 

Trẻ ngủ chung với cha mẹ đến khi nào? 

Cũng theo BS. Thanh, câu trả lời tùy vào văn hóa và cách suy nghĩ của từng gia đình. Song bé có thể ngủ chung với cha mẹ trong thời gian còn bú (0-12 tháng). Nếu có thể được, nên để trẻ ngủ trong nôi cùng phòng của cha mẹ hơn là ngủ trong giường của cha mẹ. Từ 3 tuổi, trẻ bắt đầu biết phân biệt giới tính và có khuynh hướng gắn bó với người phụ huynh khác phái (bé trai gắn bó với mẹ và bé gái gắn bó với cha), nên người phụ huynh cùng phái có thể tách bé ra khỏi phụ huynh khác phái, để bé sẵn sàng tự lập khi bước vào tuổi đi học. Nếu bé đã quen ngủ chung với cha mẹ trong một thời gian dài, để giúp bé ngủ riêng, cần chuẩn bị tinh thần cho bé, tạo dựng thói quen giúp bé đi vào giấc ngủ. Chẳng hạn như 30 phút trước giờ ngủ, cha mẹ có thể chuẩn bị cho bé đánh răng, đi vệ sinh, thay quần áo, lên giường đọc hoặc hát cho bé nghe một câu chuyện, bài hát. Bố mẹ có thể đặt bên cạnh bé một chiếc khăn, chiếc gối có mùi của mẹ hoặc một thú nhồi bông đã từng nằm chung trong phòng hai mẹ con. Điều này sẽ giúp bé không còn cảm giác nhớ hơi mẹ. Cũng cần động viên bé bằng phần thưởng ngày hôm sau, nếu bé ngủ tốt một mình trong đêm.
..............................................
Website: kidslife.com.vn
Hà Nội: 
- 106/8B Hoàng Ngọc Phách  - Láng Hạ - Đống Đa | Tel: 04.32484895
TP.HCM:
- 213A Hùng Vương - P9 - Q5 | Tel: 08.62612118
- N06 Chung cư K26 Dương Quảng Hàm - P7 - Q. Gò Vấp | Tel: 08.62528855

Vui chơi và sự phát triển của trẻ


Các nhà khoa học đã kết luận rằng, di truyền chỉ có thể quyết định tiềm năng, chính môi trường và sự nuôi dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đến sự thông minh của trẻ. 
Sự kích thích trí não của trẻ trong những năm đầu đời - đặc biệt qua việc cho trẻ vui chơi đúng cách - quan trọng hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời của trẻ. 
Một hội nghị về chủ đề “Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ” do Hội Nhi khoa Việt Nam phối hợp cùng Công ty Mead Johnson đã được tổ chức vừa qua tại TP Hồ Chí Minh với sự tham dự của các chuyên gia nghiên cứu thuộc khoa Tâm lý Trường Đại học Yale (Mỹ), nhiều bác sĩ nhi khoa và sản khoa... tại hội nghị, tham luận của nhiều chuyên gia đã khẳng định việc vui chơi giúp phát triển trí não của trẻ, môi trường sống ảnh hưởng đến tính hung hăng của trẻ... 


Trước đây, người ta cho rằng di truyền là yếu tố duy nhất quyết định sự thông minh của trẻ. 
Tuy nhiên, thời gian gần đây, qua những nghiên cứu các nhà khoa học kết luận rằng di truyền chỉ có thể quyết định tiềm năng, môi trường và sự nuôi dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Sự kích thích trí não của trẻ trong những năm đầu đời sẽ quan trọng hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời của trẻ. Nếu nhận được sự kích thích từ môi trường một cách thích hợp trong giai đoạn não đang phát triển rất nhanh này, trẻ sẽ tiếp nhận được nhiều bài học. 
Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, ở mỗi thời kỳ, sự phát triển của các giác quan của não sẽ mạnh yếu khác nhau, nếu não không nhận được thông tin cần thiết ở các thời kỳ quan trọng thì trẻ sẽ khó tiếp thu hơn ở giai đoạn sau này. 
Theo báo cáo của bác sĩ Hoàng Lệ Hằng - phụ trách y tế của Công ty Mead Johnson tại Việt Nam, việc chơi đùa của trẻ không chỉ đơn giản là để vui thích, mà nó rất quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển trí thông minh, hình thành cảm xúc của trẻ, tạo cho trẻ khả năng phân tích đến những kỹ năng giao tiếp xã hội. Khi trẻ chơi đùa sẽ có sự thay đổi của sóng thần kinh trong não trẻ. Lúc này, trẻ sẽ "chơi mà học, học mà chơi", vì khi chơi trẻ phải quan sát, tập trung, thử nghiệm, suy nghĩ... Lúc này, các cơ quan thần kinh của trẻ sẽ được kích thích để tiếp nhận, gửi đi và xử lý các tín hiệu. Sự hình thành và cố định nhiều hơn các kết nối thần kinh... giúp gia tăng dẫn truyền tín hiệu thần kinh. 
Do đó, trẻ chơi các đồ chơi không chỉ đơn thuần là giải trí mà còn giúp gia tăng trí tuệ và sức khỏe cho trẻ, trẻ sẽ có khả năng học hỏi từ những động tác của môi trường xung quanh. Những trẻ không được vui chơi, chăm sóc thường xuyên sẽ bị hạn chế về khả năng phát triển trí não. 
Chuyên gia tâm lý Trường Đại học Yale - Tiến sĩ Dorothy G.Singer cho rằng các yếu tố môi trường (như yếu tố vật lý, xã hội...) sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Việc trẻ tương tác với người lớn thông qua các trò chơi, cũng như việc chơi với các bạn cùng lứa là rất quan trọng cho việc phát triển các kỹ năng xã hội cho trẻ. 
TS G.Singer nói, bố mẹ cần dành thời gian tiếp xúc nhiều với trẻ, nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt, cần phải phối hợp giữa sự an ủi vỗ về và tính nghiêm khắc đối với trẻ. Điều quan trọng là mỗi đêm trước khi ngủ, người mẹ cần kể những mẩu chuyện cho trẻ nghe. Những bài hát ru của người mẹ dù nhịp điệu, lời hát không hay, nhưng cảm xúc tình cảm của người mẹ gửi vào trong bài hát sẽ làm cho trẻ thích thú hơn là bật ti vi lên. Đối với các trẻ nhỏ, nhiều khi trẻ chưa hiểu được câu chuyện kể, lời bài hát, song chúng sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rất nhiều về sau, có tác động kích thích sự phát triển các tế bào thần kinh, giúp trẻ phát triển tư duy trừu tượng, phát triển các môn toán, các môn khoa học tự nhiên sau này. Bố mẹ cần có một thái độ tích cực đối với việc vui chơi của trẻ, phải dành cho trẻ thời gian để chơi. Nhiều trẻ sau khi tan trường là những buổi học thêm khác nên trẻ không có thời gian chơi, tiếp xúc với các đồ chơi, các trò chơi, khiến cho trẻ không có óc tưởng tượng, mộng mơ. Nếu có điều kiện, cần dành cho trẻ một góc hay căn phòng nhỏ cho trẻ, bởi trẻ rất thích cất giấu những đồ chơi mà bé yêu thích... Đối với một số trò chơi tưởng tượng (chẳng hạn bé đóng vai cô giáo, còn các búp bê là học trò...), thông qua đó sẽ đem lại lợi ích về mặt nhận thức, cảm xúc và xã hội cho trẻ. Về mặt nhận thức, khi chơi những trò chơi tưởng tượng, trẻ sẽ phát triển rất nhiều về thực hành từ vựng (biết về thì tương lai), sử dụng văn phạm mới, thực hành tưởng tượng, suy nghĩ đa chiều, thành thạo suy nghĩ và phân biệt hiện thực - tưởng tượng. 
Chẳng hạn, bé chơi trò chơi xếp những chú gấu đóng vai khách, bé nấu nước pha trà mời gấu uống, thì trong suốt quá trình chơi này bé sẽ sử dụng hình ảnh tưởng tượng trong đầu của mình. 
Lợi ích về mặt xã hội, khi chơi trò chơi tưởng tượng, bé học được cách kiềm chế, chờ đợi và tính kiên nhẫn (chẳng hạn các chú gấu phải đợi khi bé nấu nước, pha trà xong mới được uống), cũng như sẽ giúp cho trẻ hoàn thiện các kỹ năng để chuẩn bị đến trường một cách tự tin hơn (như bé học số đếm thông qua việc xếp 4 chú gấu thì xếp kèm theo 4 cái muỗng). 
Lợi ích về mặt cảm xúc, qua trò chơi tạo cho bé tính đồng cảm và thông cảm, chẳng hạn bé chơi trò chơi búp bê bị thương và lấy bông băng để băng bó lại cho búp bê,... 
Còn TS Jerome L.Singer, cũng thuộc Đại học Yale cho rằng, người lớn cần hiểu được mặt tích cực và mặt tiêu cực của các loại đồ chơi đối với trẻ em. Bởi một số đồ chơi sẽ ảnh hưởng đến trí não, tính cách, nhân cách của trẻ về sau, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 3-5 tuổi (giai đoạn hình thành nhân cách). Nhiều nghiên cứu thống kê cho thấy trẻ em thường xuyên tiếp xúc với các đồ chơi, phương tiện điện tử và những trò chơi bạo lực, thì trẻ sẽ luôn có cảm giác xung quanh mình lúc nào cũng nguy hiểm, hoặc trẻ sẽ bị cảm xúc chai lì trước những hành vi bạo lực. Cũng như những trẻ thường xuyên tiếp xúc với các trò chơi bạo lực (chẳng hạn trò chơi với chủ đề con quái vật xuất hiện và người đối diện thường xử lý bằng đâm chém con quái vật...), thì thường về sau trẻ sẽ giải quyết vấn đề bằng "đánh" hay "tấn công", trẻ sẽ ít vâng lời, và làm tăng tính khí hung hăng trong suy nghĩ và hành động của trẻ, về sau trẻ không tuân theo luật lệ, giải quyết các vấn đề bằng hành động bạo lực, thường kết bạn với những trẻ xấu, dễ dính líu đến những hành động bạo lực và tội ác. Người ta nhận thấy rằng, ảnh hưởng của trò chơi bạo lực trên bé trai nhiều hơn ở bé gái. Trò chơi không những tạo tính khí bạo lực mà còn làm giảm sự phát triển trí tuệ và tính thông minh của trẻ. 
Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi: “Phương pháp dùng đòn roi để phạt tội con có nên không?”. Các chuyên gia trả lời rằng, nếu thường xuyên sử dụng cách đánh đòn với trẻ thì trẻ sẽ hung hăng khi lớn lên, cũng như trẻ sẽ sử dụng những hành vi đó để giải quyết "vấn đề", hoặc trẻ sẽ rơi vào tình trạng khó xử. Với câu hỏi “Có nên can thiệp khi trẻ trai thích chơi các trò chơi của bé gái”, các chuyên gia khuyên đừng lo lắng mà can thiệp quá mức, sẽ gây ức chế cho trẻ. Nếu chỉ cho trẻ trai chơi toàn các trò chơi bắn súng mà không cho trẻ chơi các đồ chơi của bé gái thì lớn lên trẻ không có tính mềm mỏng, ân cần, hay chăm sóc... 
“Cần chơi với trẻ bao lâu trong ngày là đủ?”. Các chuyên gia cho rằng, chất lượng của cuộc chơi quan trọng hơn là số lượng thời gian... Từ lúc mới sinh cho đến 3 tháng tuổi, bạn có thể chơi những trò chơi với trẻ như bắt chước, giả bộ, ú òa, chơi với nước (khi tắm cho bé), nhảy múa (vừa bế trẻ, vừa khiêu vũ nhảy trong phòng, lắc chân tay trẻ theo điệu nhạc)... Sau 3 tháng tuổi, trẻ có thể chơi hình khối, rung lắc, lắc xúc xắc. Từ 6 tháng tuổi trở lên, bé có thể chơi bóng, nhà thám hiểm, xếp chồng lên nhau, các hình mềm, giai đoạn này có thể cho bé tờ giấy để bé vẽ tùy thích. Từ 2,5 - 5 tuổi, bé biết học cách liên kết giữa đồ vật và từ vựng, phân biệt đồ chơi cả về màu sắc lẫn chiều dài...

Không nên cho trẻ nhỏ ngủ trên giường của người lớn

Điều này có thể khiến các cháu bị ngạt hoặc ngã. 
Tại Mỹ, mỗi năm có hơn 60 trẻ dưới 2 tuổi chết sau khi được đặt ngủ trong giường của người lớn. 
Gần như toàn bộ các ca tử vong đều liên quan tới trẻ dưới 12 tháng hoặc nhỏ hơn, nguyên nhân là do ngạt. Ngày 3/5, Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng của Mỹ đã phát động chiến dịch nhằm tuyên truyền giáo dục các ông bố bà mẹ tương lai, nhân viên y tế và những người chăm sóc trẻ về mối nguy hiểm của việc cho bé ngủ trong giường người lớn. 

Thomas Moore, người đứng đầu cơ quan này, nói: "Rất nhiều phụ huynh không ý thức được những mối nguy hiểm tiềm ẩn. Chúng tôi cảnh báo cha mẹ rằng việc đẩy giường của người lớn vào sát tường hoặc trải gối ở cạnh mép giường không thể bảo vệ trẻ. Trên thực tế, những hành động này gây nguy hiểm cho các cháu". 

Trong khoảng thời gian 1999-2001, Mỹ đã ghi nhận 180 trường hợp trẻ dưới 2 tuổi chết trong khi ngủ tại giường của người lớn. Tổng cộng 38 trẻ bị mắc kẹt giữa giường và tường hoặc giữa giường với một vật khác. Điển hình là vụ bé gái 5 tháng tuổi ngủ với cha mẹ trên giường đệm nước và bị kẹt trong kẽ rộng 10 cm giữa giường và cũi. Bé bị mắc ở phần cổ và đã chết vì thiếu không khí. Một số trường hợp chết vì ngạt do chăn hoặc gối. Một số khác bị ngã từ trên giường xuống và chết ngạt sau khi rơi vào đống quần áo hoặc túi nylon. Trong một trường hợp, đứa trẻ ngã vào xô nước 20 lít và bị chết đuối trong đó. Gần 1/3 số trường hợp tử vong khi ngủ chung giường với bố mẹ là do người lớn hoặc trẻ khác nằm đè lên em bé. 


Theo Ủy ban, trên thực tế, số nạn nhân còn cao hơn vì con số thống kê nói trên mới chỉ dựa trên những báo cáo chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, James McKenna, Giám đốc Phòng nghiên cứu Hành vi ngủ Mẹ - Con tại Đại học Notre Dame (Mỹ), nói khuyến cáo này quá đơn giản và "phớt lờ hành vi của con người". 
Theo ông, rất nhiều bà mẹ vẫn ngủ an toàn với con trong thời gian còn cho con bú, và đã cứu sống các cháu nhờ vẫn nhận thức được về sự có mặt của bé ngay cả khi ngủ. Ông cho rằng số liệu thống kê của chính phủ bao gồm cả những trường hợp bố mẹ bỏ bễ con một cách quá đáng và không tiêu biểu cho phần lớn phụ huynh. 
Từ năm 1994, Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng đã cảnh báo những nguy hiểm của việc dùng chăn đệm mềm trong cũi và cho trẻ nằm sấp. Cả hai điều này đều liên quan tới hội chứng đột tử ở trẻ em (SIDS). Khuyến cáo của Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng Mỹ 
Không để trẻ nhỏ nằm ngủ trong giường người lớn hay giường có chăn đệm mềm 
Cho trẻ nằm ngủ trong cũi. Cũi này phải tuân thủ các quy định chuẩn, đệm phải cứng và vừa với giường. 
Dùng duy nhất một đệm. Không dùng thêm đệm thứ hai vì trẻ có thể bị ngạt trong khoảng giữa hai tấm đệm. 
Không cho thêm các vật dụng mềm như chăn, búp bê, gối ôm và gối đầu vào giường. 
Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, không cho bé nằm sấp.